Tại sao chúng ta có thể yêu thương con chó, con mèo, con gà, con vịt mà lại không thể yêu thương con người? Tại sao lại có sự kỳ thị giữa con người với nhau? Chúng ta dễ dàng phân biệt giữa người này và người nọ, cho rằng người này đúng, người kia sai, và từ đó tự tạo ra khổ đau cho chính mình.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta có được ba đức: độ lượng, kiên nhẫn và trí tuệ, chúng ta sẽ có khả năng đối diện với mọi thứ trong đời, dù là mặn, lạt, cay, đắng hay chua. Những vị này chính là hương vị của cuộc đời. Chính nhờ những vị này mà chúng ta hiểu được giá trị của sự trải nghiệm và học hỏi. Ví dụ, khi ăn một món ăn, nếu chỉ có một vị thôi, nó sẽ không hoàn chỉnh. Một món gỏi, chẳng hạn, phải có vị chua, vị ngọt, vị mặn, và phải giòn thì mới đúng nghĩa. Tương tự, canh chua không thể chỉ có vị chua mà thiếu vị ngọt và mặn.
Vì vậy, cuộc sống cũng giống như món ăn, cần phải có đủ ba đức và những hương vị khác nhau để cuộc sống trở nên phong phú và đầy ý nghĩa.
Quan trọng hơn hết là chúng ta có thể dụng được ba đức này để cảm nhận và nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống. Khi có ba đức này, chúng ta sẽ không còn chê bai bất cứ vị nào của cuộc đời.
Mọi thứ xảy đến trong cuộc sống đều có nguyên do, và chúng ta không nên trách móc hay cho rằng mình không may mắn. Chính những gì chúng ta đã từng kết duyên trong quá khứ sẽ quyết định những gì chúng ta gặp phải trong hiện tại. Nếu hôm nay chúng ta gặp phải khó khăn, đừng nghĩ mình vô phước, mà hãy nghĩ rằng mình đã kết duyên với khó khăn đó, và nhờ có Phật pháp, chúng ta mới có thể vượt qua được thử thách.
- Không có gì là ngẫu nhiên, theo nguyên lý của Phật giáo
- Nỗi khổ càng sâu, sự giác ngộ càng cao
- 3 ý nghĩa của Vạn Sự Tuỳ Duyên
- Vạn Sự Tuỳ Duyên – Hiểu như thế nào cho đúng?
Mỗi lần khổ đau đến, hãy nhìn nhận và quán chiếu nó. Khi biết được rằng mọi khổ đau chỉ là tạm thời và có thể vượt qua, ta sẽ tìm thấy sự bình an trong lòng. Đời này, chúng ta chịu khổ nhưng nhờ có Phật pháp, ta có thể vượt qua một cách an lạc và trưởng thành hơn.
Bài viết được biên soạn theo pháp thoại của thầy Thich Pháp Hoà